
Các Nội Dung Chính
1. Tư duy nghèo
Những người sinh ra trong một gia đình không giàu có, thường sẽ học tập và giao lưu với những người không giàu có, làm việc với những người không giàu có,…và họ không có tư duy làm giàu.
Bởi họ chưa từng có khái niệm về giàu có. Suy nghĩ về giàu có không có trong họ, bởi vì họ chẳng có hình tượng giàu có nào cả. Những người được sinh ra trong gia đình giàu có, có khả năng giàu cao hơn những người bình thường.
Nhưng nếu bạn đang là người sinh ra trong gia đình bình thường, khi đã đọc được những dòng này, bạn hoàn toàn có thể thay đổi.
Bằng cách xác định ý nghĩa của việc giàu có đối với bạn, và lên một kế hoạch để hành động và trở nên giàu có.
2. Lười nhác
Khi hỏi một người nào đó, rằng họ có muốn giàu không, gần như hầu hết mọi người đều nói rằng có muốn. Nhưng hãy thử xem, những hành động của họ, những gì mà họ làm cho thấy họ không sẵn sàng làm những thứ cần làm để trở nên giàu có.
Họ không sẵn sàng đầu tư sự chăm chỉ, thời gian, họ không học tập và nỗ lực để làm giàu.
Hãy nhìn xem những người thành công, những triệu phú giàu có trên thế giới, họ đã làm những gì, học tập ra sao, nỗ lực như thế nào trong quá khứ để có được thành quả như hiện tại mà nhiều người biết đến?
Nếu bạn cũng muốn giàu có, bạn hãy học tập họ.
Sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra, sẽ chẳng có sự giàu có nào đến với bạn nếu bạn không LÀM.
3. Không sẵn sàng trả giá
Sẽ chẳng có sự giàu có nào đến với bạn nếu như bạn không làm.
Cũng tương tự như vậy, sẽ chẳng có sự giàu có nào nếu bạn không dành thời gian, công sức cho việc học tập, rèn luyện để phát triển bản thân và phát triển trong công việc của mình.
Bạn có dám bớt đi thời gian ngủ của mình, để dậy sớm hơn, đọc thêm vài trang sách?
Bạn có dám hủy đi những cuộc hẹn, cuộc nhậu chuyện phiếm để ở nhà tập trung nghiên cứu công việc?
Bạn có sẵn sàng bỏ tiền để tham gia những khóa học để có thêm kiến thức?
Khi bạn cứ nghi ngờ, cứ so sánh thiệt hơn vì những gì mà bạn phải bỏ ra, để nhận lại được những gì, không sẵn sàng trả giá, bạn đã bỏ dần xa những cơ hội thành công, giàu có.
4. Trì hoãn quá lâu, mà không bắt đầu
Liệu bạn có phải là người rất nôn nóng để nhanh chóng đạt được đến thành công. Nhưng lại có thể để thời gian kéo dài, chờ đợi rất lâu để bắt đầu cho công việc của mình.
Bạn đợi phải có đủ thời gian, bạn đợi có đủ tài chính, đợi đến thời điểm phù hợp, bạn đợi sự “hoàn hảo” để bắt đầu.
Nếu như vậy, bạn sẽ chẳng bao giờ bắt đầu cả. Bạn càng chần chừ để bắt đầu bao nhiêu, thì càng lâu mới có tiền bạc bấy nhiêu, thành công và tự do là tùy bạn.
Thời gian chính là tài sản, bạn càng trì hoãn, bạn càng mất nhiều.
Sẽ chẳng bao giờ bạn thấy sẵn sàng 100% cả đâu.
Vậy nên hãy cứ bắt tay vào làm đi!
Đừng trì hoãn nữa!
5. Bị sợ hãi ngăn cản
Sợ hãi là rào cản để bạn tiến tới những gì mà bạn muốn.
Bạn hãy nhớ lại xem, đã bao nhiêu lần bạn sợ hãi, đã bao nhiêu lần có tiếng nói nhỏ bên trong đầu bạn ngăn bạn hành động, và khiến bạn mất đi rất nhiều những cơ hội.
Sự thực là, ai cũng có những nỗi sợ.
Nhưng sự khác biệt là, những người giàu có, thành công họ dùng nỗi sợ để biến thành động lực.
Còn những người còn lại, họ để nỗi sợ xâm chiếm và nhấn chìm. Bạn sẽ không thể nào hết sợ, khi mà vượt qua nó, và khi đã vượt qua được nỗi sợ, thì chính xác, bạn đã đạt được những điều mà bạn mong muốn.
Bên kia của sự sợ hãi là con người mà bạn muốn trở thành, là những gì mà bạn muốn có.
6. Chờ đợi cho đến khi có đủ
Chờ đợi đến khi có đủ cũng là một dạng của trì hoãn, chờ đợi để có đủ thời gian, chờ đợi kiến thức…nhưng mà thời gian thì vẫn vậy, chúng ta chỉ có 24/ngày. Kiến thức thì hẳn là nghịch lý.
Càng học nhiều, càng tìm hiểu nhiều, bạn nhận ra rằng mình chẳng biết gì, và thế là bạn càng cố đi học nhiều hơn, hỏi nhiều người hơn, càng tham gia nhiều các lớp học, chương trình hơn…nhưng như vậy, chẳng bao giờ bạn thấy đủ cả.
Chỉ có làm mới có ăn.
Đừng chờ đợi đến khi có đủ mới làm, hãy làm để có đủ.
7. Tập trung vào thu nhập 1 lần thay vì thu nhập thụ động
Thu nhập một lần hay còn gọi là thu nhập chủ động là thu nhập mà bạn được trả từ một công việc.
Bạn làm việc trong một khoảng thời gian, tạo ra kết quả và được trả tiền một lần cho công việc đó. Nếu bạn ngừng công việc, bạn cũng không được trả tiền nữa.
Đa phần mọi người đang đi làm và có thu nhập như này. Còn thu nhập thụ động là khi bạn làm việc một lần, nhưng bạn vẫn được trả tiền cho công việc mà bạn không làm nữa.
Và như vậy, bạn vẫn tiếp tục, tiếp tục có tiền.
Mỗi một ngày, ai cũng chỉ có 24h, và nếu chỉ làm để có thu nhập chủ động, bạn không thể giàu vì bạn không thể có thêm nhiều thời gian hơn nữa. Nhưng với thu nhập thụ động thì khác.
Hãy lên kế hoạch để bạn có một thu nhập thụ động cho mình.
8. Đổ lỗi
Có rất nhiều việc trong công việc kinh doanh, và bạn phải là người chịu trách nhiệm hoàn toàn cho công việc của mình.
Bạn có để người khác hưởng tiền của mình không?
Vậy thì sao bạn lại đổ lỗi cho người khác khi công việc xảy ra chuyện.
Khi đổ lỗi cho “tại vì” mà không nhận trách nhiệm về bản thân, bạn sẽ không nhìn nhận ra những sai lầm mà mình mắc phải, và như vậy sẽ không tìm ra được cách giải quyết cho những khó khăn, sai lầm đó.
9. Bỏ cuộc khi gặp phải thách thức
Sẽ luôn có những thách thức, khó khăn trên con đường làm giàu và những thách thức, khó khăn đó là để bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
Bạn chỉ đến được thành công và sự giàu có nếu vượt qua, đi xuyên qua những thách thức đó.
Thực chất, thách thức chính là những cơ hội được nguy trang.
Hãy lưu bài và gửi cho bạn bè của bạn để ghi nhớ nhé.